Chăm sóc gà thay lông là một trong những việc làm cần thiết khi gà bước tới tuổi thay lông đổi thịt. Tất cả các loài gà được sinh ra đều có “chiếc đồng hồ sinh học” của riêng nó. “Đồng hồ sinh học” này sẽ tác động đến từ quá trình biến đổi, trưởng thành của gà như thời gian thay lông, mọc cựa, đẻ trứng, phủ mái, gáy… Ở bài viết này, ST666 sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết thời điểm gà thay lông và phương pháp chăm sóc hiệu quả.
Gà điều khiển thời kỳ thay lông bằng cách nào?
Trong suốt cuộc đời của gà chọi, đồng hồ sinh học của chúng tự thích nghi với môi trường thông qua ánh sáng và cường độ ánh sáng. Đồng hồ sinh học của gà nằm ở trong tuyến tùng, gần với não và ở phía trước não. Tuyến tùng này liên kết với mắt gà để cảm nhận được ánh sáng.
Cả đàn gà có thay lông vào cùng thời điểm không? Gà thay lông định kỳ ở thời điểm cuối hè, sang thu để có lớp lông mới vào mùa đông. Để chuẩn bị cho mùa đông lạnh giá, cơ thể gà sẽ rụng hết lớp lông cũ thô xơ, chẻ cánh lông nhiều để mọc lại những chiếc lông mới mềm mượt, dày, ít lỗ hở để giữ ấm tốt hơn. Việc chăm sóc gà thay lông vô cùng quan trọng trong giai đoạn này.
Phân loại thay lông ở gà chọi
Thay lông ở gà chọi chia ra 2 loại là thay lông non ở gà con và thay lông định kỳ hằng năm ở gà trưởng thành.
Gà thay lông non chủ yếu thay đi lớp lông đầu tiên. Lớp lông thay lần đầu này được gọi là lớp lông cơ bản. Quá trình này kết thúc khi giai đoạn phát triển mạnh hay còn gọi là dậy thì đã hoàn thành và gà bước vào giai đoạn đẻ trứng, phủ mái.
Gà chọi con 1.5 tháng tuổi đã bắt đầu thay lông. Quá trình thay lông kết thúc vào tháng thứ 5.5 hoặc 6 tính từ thời điểm ấp nở. Lông cách cũng thay cùng với quá trình thay lông của các bộ phận khác trên cơ thể và thường gà trống thay lông mạnh hơn gà mái.
Gà thay lông định kỳ sẽ diễn ra nhiều lần trong đời và thời điểm cố định là cuối hè, sang thu và có thể là cả mùa đông. Thời gian gà trưởng thành thay lông định kỳ là 8 – 11 tuần tùy theo từng giống, thể trạng và cách chăm sóc gà thay lông. Quá trình thay lông ở gà thường diễn ra liên tiếp từ lông móc cổ, lông ở lưng, sau đó mới đến các bộ phận khác và cả lông cánh.
Hành vi của gà trong quá trình thay lông
Bạn có thể thấy, quá trình thay lông mất khá nhiều thời gian, trung bình từ 1.5 – 5 tháng. Trong quá trình này, người chăn nuôi sẽ thấy gà có những biểu hiện điển hình như:
- Cả đàn gà kém ăn, kém vận động và thỉnh thoảng rỉa lông, mào có màu nhạt.
- Việc sản xuất trứng bị chững lại, gà đẻ ít. Nguyên nhân là vì lông gà được cấu tạo chủ yếu từ protein. Do đó, trong quá trình thay lông, lượng protein dự trữ trong cơ thể sẽ đi vào lông. Protein để hình thành trứng giảm xuống, dẫn đến gà đẻ ít.
- Quá trình thay lông vào cuối hè, đầu thu và vào mùa đông nên lượng ánh nắng, cường độ ánh nắng nhẹ nên gà đẻ ít cho tới khi mùa xuân tới.
Gà đến thời kỳ thay lông thì những nội tiết tố bên trong cũng có sự biến đổi. Những yếu tố như điều kiện nuôi dưỡng, nhiệt độ, bệnh tật, âm thanh hay những hành động tấn công cũng làm gà dễ rơi vào trạng thái căng thẳng, hoảng loạn. Để giảm những tác động tiêu cực, người nuôi cần có chế độ dinh dưỡng và chuồng trại để chăm sóc gà thay lông phù hợp.
Dinh dưỡng và chuồng trại trong quá trình chăm sóc gà thay lông
Trong giai đoạn này, để cung cấp dinh dưỡng chăm sóc gà thay lông phù hợp thì nên cho gà ăn thêm những món ăn giàu protein, chất xơ, khoáng chất canxi có thể giảm xuống vì gà đã giảm đẻ, không cần quá nhiều canxi cho trứng.
Món ăn dinh dưỡng chăm sóc gà thay lông phù hợp là bột giun khô, hạt gai dầu hoặc hạt bí ngô, hạt nho khô, hạt hướng dương. Người nuôi nên để bí ngô vào vườn cho gà tự rỉa. Bí ngô vừa cung cấp chất xơ, vừa cung cấp protein từ thực vật cho gà.
Cơ thể dự trữ nhiều protein sẽ giúp quá trình tha lông diễn ra nhanh, khi gà đẻ lại thì lòng đỏ trứng đậm màu, giàu dinh dưỡng, phôi thai gà chọi giống mạnh khỏe.
Bên cạnh dinh dưỡng, chuồng trại cũng là vấn đề cần quan tâm khi chăm sóc gà thay lông. Chuồng trại cần sạch sẽ, khô ráo, thoáng khí nhưng đủ ấm áp. Nhiệt độ và độ ẩm phù hợp cho quá trình phát triển sẽ giúp giảm thiểu các bệnh xảy ra trong quá trình thay đổi của gà.
Quá trình thay lông ở gà
Giai đoạn đầu tiên của quá trình thay lông: gà rụng lông và được thay thế bằng những chiếc lông mới, còn gọi là lông máu, lông ống. Lông máu nhìn giống như những chiếc đinh ghim hay lông nhím. Chúng được gọi như vậy vì có lượng máu lớn chảy qua các ống rỗng (trục lông ống) để cung cấp dinh dưỡng cho lông phát triển.
Giai đoạn 2 của quá trình thay lông: khi các trục lông ống dài ra, lớp vỏ sáp sẽ lỏng và bong ra. Phần lông bắt đầu được giải phóng. Khi lông được nuôi dưỡng phát triển hết cỡ, chúng sẽ dài, óng mượt rất đẹp.
Trong chăn nuôi công nghiệp, nhiều chủ trang trại dùng biện pháp thay lông bắt buộc như sử dụng hóa chất hoặc hormon hướng sinh dục kết hợp với thay đổi chế độ chăm sóc gà thay lông để sẽ rút ngắn được thời gian thay lông. Từ đó, gà phục hồi lượng protein nhanh chóng, cho sức đẻ, lượng thịt với năng suất cao.
Trong nuôi gà đá chọi, chủ trang trại thường dùng biện pháp bấm nhổ lông gà là đa số. Biện pháp này giúp gà thay lông nhanh nhưng không ảnh hưởng đến cơ thể của chúng. Bấm và nhổ lông giúp gà mọc lông nhanh, đều và đẹp.
Kết hợp với chế độ dinh dưỡng chăm sóc gà thay lông phù hợp sẽ giúp các bộ phận thay cùng một lúc, không cần thay theo tuần tự từng bộ phận để đảm bảo lượng dinh dưỡng cho cơ thể. Cách gà giữ lông mềm và bóng
Trên là những chia sẻ của ST666 về quá trình thay lông và cách chăm sóc gà thay lông hiệu quả. Mong rằng với những kiến thức chăn nuôi trên, bạn sẽ có biện pháp nuôi dưỡng phù hợp cho đàn gà chọi đá của mình.