Gà bị liệt chân là hiện tượng thường xảy ra ở gà chọi khi tuổi còn nhỏ và thỉnh thoảng cũng xuất hiện ở cá thể gà chọi trưởng thành. Vậy nguyên nhân khiến gà đá bị liệt chân là gì? Bệnh này có lây truyền không? Hãy tham khảo qua bài viết dưới đây của ST666 để biết thêm kiến thức nuôi gà chọi, gà đá tốt hơn.

Gà bị liệt chân do thiếu khoáng chất canxi và photpho

Gà bị liệt chân
Gà bị liệt chân do thiếu khoáng chất

Vai trò của khoáng chất canxi và photpho đối với gà chọi

Canxi và phốt pho là 2 khoáng chất quan trọng để hình thành nên vỏ trứng và xương gà chọi, gà thịt. Canxi giúp xương chắc khỏe, tăng cường thần kinh, duy trì cân bằng axit bazo trong máu, củng cố hệ cơ và chống đông máu. Hỗ trợ quá trình tiêu hóa bằng cách tạo điện thế sinh học giúp xúc tác men trypsin, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa protein có trong thức ăn.

Photpho hỗ trợ quá trình phát triển xương và lắng đọng canxi trong xương, chuyển hóa caroten thành vitamin A. Khoáng chất này còn tham gia vào hình thành nên axit nucleic, men tiêu hóa tinh bột và mỡ để vật nuôi ăn khỏe, hấp thu tốt, hạn chế gà bị liệt chân.

Nguyên nhân thiếu khoáng chất canxi và photpho

Gà bị liệt chân
Gà bị liệt chân do thiếu canxi và photpho

Những nguyên nhân khiến gà chọi bị thiếu canxi và photpho:

  • Thức ăn hằng ngày cho gà đá chọi không cung cấp đầy đủ khoáng chất, trong đó có canxi và photpho.
  • Chuồng trại quá kín khiến ánh sáng mặt trời không chiếu được vào trong. Gà không được thả trong thời gian dài khiến cho dưỡng chất tiền Vitamin D2 là Ergosterol không thể chuyển thành Vitamin D2 được. Từ đó, canxi và photpho không lắng đọng được trong xương, khiến xương yếu, loãng xương.
  • Chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất béo làm cho khả năng hấp thụ canxi, photpho của gà bị giảm.
  • Gà bị nhiễm một số bệnh về đường tiêu hóa làm viêm hệ tiêu hóa, teo tuyến tụy cũng gây ra ảnh hưởng đến khả năng hấp thu khoáng chất từ thức ăn.
  • Tuyến cận giáp bị teo nên không sinh ra được hormone Canxitonin và Parathormone. 2 hormone này giúp điều hòa canxi, photpho có trong máu. Do vậy, nếu máu thiếu canxi, photpho thì cơ thể tự động giải phóng canxi trong xương để đưa vào máu. Từ đó, hệ xương thiếu canxi khiến gà bị liệt chân.

Triệu chứng gà bị liệt chân do thiếu canxi và phốt pho

Ở gà chọi giống và gà chọi giò:

  • Gà đi lại không bình thường, các cơ trên cơ thể co giật và run rẩy.
  • Gà chọi mới nở xương mềm, vỏ trứng mềm.
  • Gà mới nở còi cọc, lông mọc chậm, xù, sã cánh, gà hay đi mổ lông.
  • Chân gà khuỳnh ra hai bên, khớp xương sưng to, biến dạng, ngón chân bị uốn cong. Sau cùng dẫn đến gà bị bại liệt .

Cách khắc phục và phòng ngừa gà bị liệt chân do thiếu canxi và photpho

Để phòng ngừa gà bị liệt chân do thiếu khoáng chất canxi, photpho, người chăn nuôi chiến kê cần bổ sung các chất cung cấp khoáng chất này như:

  • Bột sò với hàm lượng canxi là 35%. Nên nghiền nhỏ rồi trộn vào thức ăn cho gà con, gà trưởng thành.
  • Bột xương với hàm lượng canxi là 22%, photpho 18%. Cách làm tương tự như trên.
  • Bột xương cá với hàm lượng canxi 7%, photpho 3%. Cách làm tương tư như trên.

Ngoài bổ sung dưỡng chất có hàm lượng canxi, photpho cao thì người chăn nuôi cần thiết kế chuồng trại hợp lý. Cần để ánh sáng được chiếu vào chuồng trong khoảng thời gian nhất định để tránh gà bị liệt chân. Với gà đá nên có không gian chăn thả rộng để gà có thể chạy nhảy, củng cố sức mạnh hệ cơ, bắp thịt và xương được linh hoạt.

Đối với gà có triệu chứng của bại liệt do nguyên nhân này cần tiêm vào cơ thể chúng thuốc Canxi Gluconat và Vitamin ADE liều. Canxi Gluconat 10% thực hiện tiêm vào bắp trong 5 – 7 ngày. Tiêm vitamin ADE lần 1, sau đó 15 – 30 ngày sẽ tiêm lần 2.

Gà bị liệt chân do nhiễm bệnh Marek

Gà bị liệt chân
Gà bị liệt chân do bệnh Marek

Nguyên nhân gây bệnh Marek khiến gà bị liệt chân

Bệnh Marek là một loại bệnh truyền nhiễm có trên gà. Nguyên nhân gây bệnh là virus thuộc nhóm herpes (hecpet) gây ra. Đặc trưng của bệnh Marek là sự tăng sinh cao độ tế bào lympho dưới dạng các khối ô ở nội tạng, tổ chức thần kinh ngoại biên, trên da.

Chúng tấn công vào hệ thần kinh nên xuất hiện triệu chứng rối loạn vận động như bại liệt và nhiều triệu chứng khác. Hiện các nhà nghiên cứu đã phân lập được 3 tuýp virus herpes, trong đó chỉ có tuýp 1 là tuýp gây độc lực trên gà đá và những loại gà khác.

Con đường lây truyền bệnh Marek

Virus gây bệnh Marek có trong nang lông, khi rụng xuống sẽ là vật thể mang mầm bệnh. Virus có thể lây truyền trong không khí, qua giọt bắn, lây trực tiếp từ gà bệnh sang gà khỏe.

Con đường lây nhiễm gián tiếp có thể là qua thức ăn, nước uống, dụng cụ ăn uống, lông gà bệnh và nơi ấp trứng có mầm bệnh. Virus này tồn tại trong môi trường rất lâu. Thời gian sống ngoài tự nhiên có thể kéo dài đến hơn 4 tháng.

Triệu chứng bệnh Marek khiến gà bị liệt chân

Gà bị liệt chân
Gà bị liệt chân do virus thuộc nhóm herpes

Bệnh Marek khiến gà bị liệt chân có thời gian ủ bệnh từ 3 – 4 tuần ở gà chọi từ 4 – 8 tuần tuổi. Gà không có triệu chứng điển hình ngoài việc chết đột ngột. Những triệu chứng thường thấy, gây nhầm lẫn với gà ốm thông thường là ủ rũ, gầy yếu, ăn kém, phân lỏng.

Bệnh Marek cũng xuất hiện ở gà từ 4 – 8 tháng tuổi. Triệu chứng bệnh chủ yếu thể hiện ở hệ thần kinh và mắt như:

  • Gà đi lại khó khăn, liệt nhẹ rồi dần dần bại liệt hoàn toàn, nằm yên một chỗ. Đuôi rủ xuống hoặc bị lệch sang một bên. Cánh gà sã xuống ở cả hai bên.
  • Trong mắt gà có nhiều ổ dịch, viêm mắt, mắt mưng mủ và chảy dịch. Khả năng nhìn của gà kém dần và dẫn đến mù.
  • Hình thành các ổ thịt lạ nổi ở dưới da, phần nách sưng to bất thường.

Phòng và trị bệnh gà bị liệt chân do bệnh Marek

Hiện nay, gà bị liệt chân do bệnh Marek chưa có thuốc hay vaccine đặc trị. Do vậy, người nuôi gà chọi chỉ có thể phòng bệnh.

Cách biện pháp phòng bệnh tốt nhất là:

  • Tiêm vaccine phòng bệnh Marek cho gà dùng để sinh sản và ấp trứng.
  • Vệ sinh chuồng trại, vật dụng chăn nuôi mỗi ngày.
  • Phân khu nuôi gà hợp lý. Không nên nuôi gà con và gà lớn cùng một khu vực.
  • Gà chọi trưởng thành nên nuôi tách chuồng, mỗi con một chuồng để tránh hiện tượng đánh nhau và lây bệnh qua những vết thương hở.
  • Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng bệnh thú ý như phun khử khuẩn định kỳ, xử lý chất độn, phân, rác thải đúng yêu cầu. Khi xuất chuồng cần tẩy uế chuồng trại kỹ càng trước khi nhập đàn mới.
  • Với những vị trí đã nhiễm bệnh trước đó cần phun khử khuẩn kỹ càng, để nguyên chuồng trống trong ít nhất 3 tháng nhằm đảm bảo virus đã chết hoàn toàn.
  • Khi phát hiện bệnh cần tách riêng khu để cách ly, báo cho cán bộ thú y để được hướng dẫn xử lý phù hợp.

Trên là hai bệnh phổ biến khiến gà bị liệt chân. Đối với những chiến kê thường xuyên tham gia đá gà trực tiếp, người chăn nuôi cần để ý quan sát gà. Dù chúng có hệ miễn dịch tốt nhưng cũng không thể chủ quan.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *