Chăn nuôi gà mái rừng được đánh giá là giống gà mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân bởi chất lượng thịt và trứng của chúng rất cao. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến mọi người về đặc điểm, tập tính, dấu hiệu nhận biết và giá trị kinh tế của gà rừng mái mọi người có thể tham khảo để chăn nuôi nhé.

Dấu hiệu nhận biết về gà rừng mái

Ngày nay, gà mái rừng thuần chủng đang trở nên hiếm hơn và được quan tâm nhiều hơn do tác động đến sinh sản của con người và môi trường. Sau đây là đặc điểm và cách nhận biết gà rừng cả nuôi và không nuôi do các nhà nghiên cứu đưa ra thông qua cách nhận biết gà rừng Ấn Độ.

gà mái rừng
Dấu hiệu nhận biết về gà mái rừng

Gà mái rừng ở Việt Nam là phân loài chim lớn có cánh dài 200-250 mm và nặng 1-1,5 kg. Đặc điểm ngoại hình của gà mái thường nhỏ hơn gà trống, thân hình của chúng thường có màu nâu kết hợp cùng chút màu vàng cam. Gà rừng trưởng thành thường nặng khoảng 8 lạng và chúng hay bị mắc các bệnh về đường hô hấp trong mùa mưa.

Gà rừng khác với gà ta ở nhiều điểm, điển hình là gà rừng có bộ lông sặc sỡ và đẹp hơn, chân đen có đốm trắng và mào nhỏ.

Những loài gà rừng đang được nuôi để làm cảnh đó là gà mái đỏ với tai trắng, lông sặc sỡ, cựa xương nhọn và thân hình tương đối mảnh khảnh. Nếu như gà trống rừng sau khi trưởng thành chúng sẽ có sải cánh dài từ 20cm đến 25cm,có màu lông đỏ tía và trong lượng trung bình của chúng là từ 1kg-1,5kg, trong khi đó con mái có lông màu nâu xỉn và kích thước khá nhỏ nhắn.

Đặc điểm nhận dạng chi tiết của gà rừng mái

Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về giống gà mái, mời các bạn hãy xem nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về đặc điểm nhận dạng chi tiết của gà mái nhé.

Đôi mắt của gà mái có màu nâu vàng, màu lông của gà mái rừng trưởng thành thường có màu nâu sẫm, lông bờm màu nâu ánh vàng xen kẽ những vạch đen, lông ở phần ức gà và các vùng xung quanh hậu môn có màu nâu nhạt.

Phần mào của gà mái rất nhỏ hầu như mọi người sẽ không thấy được khi nhìn từ xa, mặt nó lúc nào cũng trơn láng và không có tích. Phần chân của gà mái khá tròn và thường có màu xanh ngõ, màu xanh đen, màu xanh lục hoặc màu xanh vàng. Trọng lượng trung bình của gà rơi vào khoản 500g đến 600g.

Tập tính sinh sống của gà rừng mái

gà mái rừng
Tập tính sinh sống của gà mái

Môi trường sinh hoạt của gà rừng mái

Môi trường sống thích hợp nhất của gà mái rừng là rừng thứ sinh. Chúng sống theo bầy đàn và thường hoạt động 2 lần/ngày vào sáng sớm và chiều tối. Buổi tối gà mái thường sẽ tìm những cây cao dưới 5m có cành lá to để nghỉ ngơi. Chúng thích ngủ trong bụi rậm, nhất là nơi có nhiều cây đổ ngang.

Mùa sinh sản của gà mái bắt đầu từ tháng 3, lúc này gà trống thường gáy nhiều hơn vào sáng sớm và chiều tối. Một con gà trống có thể chung sống với nhiều con gà mái khác nhau. Đối với gà mái, mỗi lứa đẻ 5-10 quả trứng và thời gian ấp là 21 ngày. Đàn con mạnh mẽ và nhanh nhẹn một cách tự nhiên.

Việc thay đổi môi trường sống từ môi trường hoang dã sang nơi gà mái sinh sản là rất khó khăn. Bởi vậy, các bạn nên để chúng thích nghi dần với việc thả vườn nên nuôi nhốt riêng trong lồng gần bìa rừng rồi mới thả rông được.Thức ăn chính của gà rừng là các loại hạt, côn trùng. Bởi vậy, giai đoạn đầu chăn nuôi mọi người nên cho chúng ăn các hạt, côn trùng và tập cho chúng ăn dần các loại cám công nghiệp, cỏ và thóc sau khi đã nuôi được một thời gian.

Tập tính ăn uống của gà mái rừng

gà mái rừng
Tập tính ăn uống của gà mái

Gà rừng khi sinh sống ở môi trường tự nhiên thì thức ăn của chúng sẽ là các loại quả, hạt cỏ dại hoặc các loài động vật bé nhỏ như: giun, mối, kiến, châu chấu, v.v. Khi chúng được con người mang về chăn nuôi tại trang trại thì thức ăn của chúng sẽ là các loại cám, hạt công nghiệp,v.v. Ngoài ra người chăn nuôi thỉnh thoảng cũng nên bổ sung các loại thức ăn tươi để giúp gà mái sinh sản tốt hơn.

Giá trị kinh tế của gà rừng mái mang lại

Giá gà của gà rừng được bán với giá rất cao, còn gà 3 tháng tuổi tại các trang trại gà được bán với giá 150.000đ/1con. Gà mái được 7 tháng tuổi đã có thể bắt đầu sinh sản đẻ trứng. Mỗi năm gà mái sẽ cho đẻ khoảng 3 lứa/năm và số lượng trứng từ 30-40 quả trứng/năm.

Như vậy, ST666 đã chia sẻ đến cho các bạn những thông tin bổ ích về giống gà rừng mái. Hy vọng qua những thông tin được chia sẻ trong bài viết này mọi người sẽ hiểu rõ hơn về đặc điểm, tập tính, dấu hiệu nhận biết và giá trị kinh tế của gà mái rừng.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *