Thời tiết chuyển sang mùa đông là thời điểm gà chọi hay gà nhà đều dễ mắc bệnh khò khè. Đây là phổ biến của gà mà anh em nuôi gà đều không tránh khỏi. Tuy nhiên, anh em đều có thể giúp gà nhanh khỏi và ít ảnh hưởng đến sức khỏe nhất khi biết được nguyên nhân gà bị khò khè cũng như cách điều trị phù hợp. Trong bài viết này ST666 sẽ hướng dẫn anh em các nguyên nhân gây bệnh cũng như cách điều trị tốt nhất nhé!

Gà có biểu hiện gì khi mắc bệnh khò khè?

Nguyên nhân gà bị khò khè thì rất nhiều nhưng biểu hiện chung khi gà mắc bệnh này là hệ hô hấp đang gặp nhiều vấn đề. Theo đó, gà mắc bệnh sẽ khó thở, thở khò khè. Những chiến kê mắc bệnh nặng thì khi thở sẽ phát ra âm thanh khò khè nghe rất rõ.

nguyên nhân gà bị khò khè
Gà há mỏ để thở, phát ra những âm thanh khò khè

Gà phải há mỏ để dễ thở, do lúc này mũi và cổ họng của gà bị đờm, dãi bịt kín. Anh em khi thấy gà há mỏ ra để thở thì nên vạch mồm gà để kiểm tra. Gà khó thở sẽ thường kèm theo dãi, đờm có mùi hôi thối, khó chịu.

Những chiến kê mắc bệnh khò khè thường đi ngoài phân xanh trắng. Do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng do cơ thể không khỏe mạnh. Các thức ăn gà nạp vào không được tiêu hóa như bình thường nên đi vệ sinh ra phân có màu khác thông thường.

nguyên nhân gà bị khò khè
Gà ủ rũ, lờ đờ, lười vận động là một trong những biểu hiện của bệnh khò khè

Đặc biệt, bằng mắt thường anh em dễ nhận thấy gà mắc bệnh thì lông xơ xác, cơ thể ủ rũ, mắt lờ đờ. Bởi vì hệ hô hấp sẽ ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan còn lại của cơ thể. Gà mệt mỏi, không ăn được, hấp thụ kém, sức đề kháng giảm, vận động không linh hoạt. Nếu anh em không sớm tìm ra nguyên nhân gà bị khò khè thì cơ thể chiến kê nhanh chóng thiếu chất, cân nặng tụt nhanh, khả năng chiến đấu mất dần.

Nguyên nhân gà bị khò khè và cách điều trị

Nguyên nhân gà bị khò khè là rất nhiều và gà không chỉ bị khò khè khi mùa đông mà cả mùa hè cũng mắc. Để anh em dễ dàng tìm hiểu và điều trị cho gà thì ST666 sẽ đưa ra các nguyên chính dẫn đến gà của anh em mắc bệnh cũng như hướng điều trị phù hợp.

Bị nhiễm lạnh

Gà bị cảm lạnh khi mùa đông đến, khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc chuồng trại nuôi nhốt không kín gió. Gà lúc này nhanh chóng bị sổ mũi, sụt sùi dẫn đến khò khè. Nếu anh em không có phương pháp điều trị kịp thời cảm lạnh sẽ vào sâu trong cơ thể khiến tình trạng sức khỏe của chiến kê ngày càng xấu.

nguyên nhân gà bị khò khè
Nếu gà chọi của anh em mới mắc bệnh ở tình trạng nhẹ thì nên dùng tỏi cho gà uống thay vì uống kháng sinh ngay

Lúc này, anh em nên dùng tỏi để tăng sức đề kháng và tạo kháng sinh tự nhiên cho gà. Cách dùng tỏi rất đơn giản. Anh em nhét 1 nhánh tỏi nhỏ vào miệng cho gà, có thể vói thêm cơm để gà dễ nuốt. Trường hợp anh em muốn dễ hơn thì cho tỏi ngâm rượu hoặc mật ong cho gà uống ngày 2 cữ sáng và tối. Ngoài ra, sư kê thường dùng tỏi giã để lấy nước pha cho gà uống.

Gà không được vỗ dãi

Vỗ dãi rất quan trọng với các giống gà đá, gà chọi. Bởi sau các bài tập luyện vần hơi, vần đòn hay các trận đấu thực chiến thì gà sẽ xuất hiện dãi. Nguyên nhân là do gà đá nuốt phải da hay lông của gà đối thủ. Nếu không được vỗ dãi để đẩy ra thì có nguy cơ gây ra bệnh khò khè ở gà. Vì vậy, anh em nên lưu ý vỗ dãi thường xuyên cho chiến kê sau khi thi đấu và tập luyện.

nguyên nhân gà bị khò khè
Cách vỗ đờm dãi cho gà vô cùng đơn giản

Hiện nay, anh em sư kê chia sẻ với nhau một cách để vỗ đờm, dãi cho gà rất hiệu quả. Bước đầu tiên là anh em ngồi xổm, tay và đầu gối cố định thân của gà. Đầu gà chúc xuống, anh em lấy một chiếc lông gà đã thấm nước rồi luồn vào cổ họng, gà sẽ ho và tống đờm dãi ra ngoài.

Sau đó, anh em dùng lá ngải cứu giã nát lấy nước cho gà uống. Lá ngải cứu có tác dụng tránh nhiễm khuẩn, làm lành vết thương, dịu cơn đau. Với những chú gà lâu không vỗ đờm, dãi thì anh em cần dùng thêm tetracyclin dạng viên hòa vào nước cho gà uống theo liều lượng được quy trịnh trên thuốc. Cách làm đơn giản, nhanh chóng này giúp chiến kê của anh em luôn khỏe mạnh.

Gà mắc bệnh hen lâu ngày

Nguyên nhân gà bị khò khè phải kể đến những chú gà bị hen. Gà bị hen thường do hai nguyên nhân. Một là không được vỗ dãi như trên. Hai là do gà mắc bệnh khách bị vi khuẩn vi rút gây sưng mắt, xuất hiện bọt từ bệnh CRD. Gà bị viêm đa khoang ORT, viêm phế quản, thanh quản lâu ngày cũng gây đờm, dãi nhiều nên khò khè khó thở.

Những lúc này, anh em cần dùng thuốc kháng sinh cho gà. Các loại kháng sinh vừa tiêu diệt vi khuẩn vừa tăng cường sức khỏe cho gà. Tùy theo mức độ bệnh nặng nhẹ, anh em chọn loại kháng sinh tương ứng như Corymax-pharm, CRD-Pharm, D.T.C.Vit…

Nếu gà có dấu hiệu nóng sốt thì uống thêm Phartigum B, gà khó thở quá thì uống Phar-pulmovet. Thuốc có thể trộn với thức ăn hoặc nước uống của gà. Nếu gà không chịu thì anh em nhét trực tiếp vào cổ họng cho gà

Trường hợp gà bị nặng mà áp dụng những cách trên không được thì anh em nên dùng thuốc chuyên dụng là Ery hoặc hen đỏ Thái Lan. Ery sẽ dùng cho gà khò khè mãi không khỏi, giúp cắt đứt cơn khó thở nhanh chóng, liều lượng mỗi ngày 1 viên chia đôi uống sáng chiều.

nguyên nhân gà bị khò khè
Hen đỏ Thái Lan dùng đặc trị gà bị hen, khò khè nặng nhưng anh em không được quá lạm dụng loại này

Hen đỏ Thái Lan dùng để đặc trị gà khò khè nhưng anh em không nên lạm dụng và dùng quá sớm vì liều của thuốc rất mạnh, chỉ áp dụng cho gà uống Ery 3 ngày mà không dứt hẳn bệnh. Hen đỏ thì anh em cho gà nhỏ 2 lần trong một ngày vào buổi sáng và buổi tối. Mỗi lần nhỏ khoảng 5 giọt vào cổ họng. Thông thường gà uống hen đó thì 5 – 6 tiếng là tình trạng được cải thiện. Sau 2 ngày sử dụng, chiến kê sẽ khỏi hẳn.

Trên đây là những chia sẻ của ST666 về nguyên nhân gà bị khò khè và những cách điều trị hiệu quả. Anh em khi nắm rõ các kiến thức về nguyên nhân, cách chăm sóc thì gà sớm khỏi bệnh, cơ thể phục hồi nhanh nên khi tham gia các trận đấu luôn giữ được phong độ tốt nhất.

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *